Đặt lịch thử váy
  • Banner
  • Banner
  • Banner

Ứng dụng màu sắc - Váy cưới dành riêng cho nàng

Trong Series trước các cô gái hẳn đều đã biết mỗi tone da lại phù hợp với 1 tone màu váy khác nhau, váy cưới trắng không phải lúc nào cũng tôn được da cho người mặc, ngược lại còn làm da tối và tái hơn.

 

Vậy nên trong khâu tiếp theo chuyên viên của Swan Bridal sẽ tư vấn tư vấn cho các nàng lựa chọn màu sắc váy cưới, chất liệu vải phù hợp với bản thân 

 

 

Váy cưới được chia thành nhiều chất liệu phụ thuộc vào sở thích và nhu cầu của cô dâu. Điển hình là 8 loại chất liệu hay được sử dụng nhất. Hãy cùng Swan tìm hiểu nhé 

 

1. Vải ren

Vải ren được xem là chất liệu đầu tiên khi sử dụng để may váy cưới. Ở phương Tây, mọi người chuộng vải ren nhiều hơn so với các nước phương Đông. Vải ren có rất nhiều loại khác nhau như: Vải ren mềm, ren cứng, ren chìm, ren hoa văn, ren nổi… Vải ren là loại vải được dệt từ nhiều chất liệu khác nhau, nổi bật là cotton và lụa. Tuy nhiên, vải ren chỉ được dùng để tạo lớp phủ hoặc để nhấn nhá một số đặc điểm nổi bật trên váy cưới.

a. Ưu điểm

Ren có cấu tạo rất đa dạng, nên váy cưới có nhiều sự lựa chọn hơn trong thiết kế. Một số loại ren được dùng phổ biến như ren đính cườm, ren kim, ren cắt, ren suốt. Mỗi chiếc váy cưới sẽ có mỗi loại ren được sử dụng. Vải ren có độ thẩm mỹ rất cao, giúp tôn da cho người mặc. Khi được kết hợp với các loại vải khác nhau, vải ren sẽ đem đến vẻ đẹp riêng biệt cho từng chiếc váy.

Vậy nên, không hẳn là vải ren thì chiếc váy cưới sẽ có một đặc điểm riêng biệt. Vẻ đẹp cũng như kiểu dáng của váy còn phụ thuộc nhiều vào những chất liệu kết hợp cùng vải ren. Vải ren đem lại vẻ đẹp cổ điển, sang trọng nhưng không kém phần quyến rũ.

b. Nhược điểm

Vải ren khá mỏng, nên khi sử dụng cần cẩn thận nhiều hơn. Vải ren là loại vải may váy cưới rất phổ biến, nhưng vì sự bất tiện này mà hiện nay nhiều người đã giảm chi tiết ren lại. Ngoài ra, một số người cũng khá khó chịu khi vải ren tiếp xúc vào da.

2. Vải lụa

Bạn đang muốn tìm kiếm một chiếc váy cưới hoàn hảo hơn với vẻ bề ngoài sáng bóng, nhẹ nhàng sang trọng thì không nên bỏ qua chất liệu vải lụa mềm mại này. Vải lụa là loại vải tự nhiên, được dệt từ sợi tơ do côn trùng tạo ra. Với tính chất và bề mặt của lụa, giúp cho những chiếc váy cưới luôn thể hiện được sự đẳng cấp của trang phục.

a. Ưu điểm

Vải lụa thường được dùng để may thân váy bên trong. Sự nổi bật và độ bóng của lụa giúp cho chất liệu không bị các chất liệu khác che phủ hoàn toàn. Vải lụa ngoài dùng để may váy cưới, chất liệu còn là loại vải thông dụng để may hoa cài đầu, đai lưng hoặc làm hoa lụa trang trí.

Vải lụa giúp cô dâu luôn nổi bật, sang trọng và quyến rũ. Chất lụa mát mẻ vào mùa hè, và ấm áp khi trời trở đông. Bên cạnh đó, vải có trọng lượng khá nhẹ nên tạo được cảm giác thoải mái cho cô dâu khi sử dụng. Những cô dâu có làn da nhạy cảm có thể sử dụng vải lụa để may vay cưới là hoàn hảo nhất.

b. Nhược điểm

Vải lụa rất dễ nhăn nên nhiều cô dâu phải hạn chế ngồi. Nhiệt độ của cơ thể khi kết hợp với lụa sẽ gây ra hiện tượng nhăn nhúm, mất phom vốn có. Đây là nhược điểm mà nhiều người sử dụng không thích, nhưng vì sự sang trọng mà chất liệu đem lại, nên lụa luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các cô dâu xinh đẹp. Lụa còn được đánh giá là một trong những loại vải có giá thành đắt đỏ, Vậy nên, nhiều người cũng xem xét việc này trong khi chọn váy cưới.

3. Vải voan

Vải voan có bề mặt gần giống với lụa. Vải voan hay còn được gọi là vải veil, chât liệu được tạo nên từ sợi cotton, polyester hoặc linen. Vải voan là một chất liệu thích hợp , để may váy cưới với nhiều ưu điểm vượt trội. Vải voan có khá nhiều phiên bản khác nhau như: Voan hoa, voan kính, voan lưới, voan lụa Hàn Quốc, voan chiffon.

a. Ưu điểm

Ưu điểm lớn nhất của vải voan chính là độ rủ. Váy cưới chính nhờ vào độ rủ tự nhiên, mới tạo ra được vẻ đẹp độc đáo và quyến rũ. Vải voan hoàn toàn có thể đáp ứng được điều kiện này. Vải voan có tính xuyên thấu, nên khi may sẽ được kết hợp nhiều lớp vải với nhau. Nhưng không phải vì vậy mà chúng làm mất đi tính thẩm mỹ của trang phục.

Vải voan nhẹ, mặc dù váy cưới có kích thước lớn nhưng trọng lượng sản phẩm vẫn rất nhẹ nhàng. Rất thích hợp cho các bạn nữ nhỏ nhắn, giúp cô dâu dễ dàng di chuyển hơn. Vải voan có nhiều lỗ thoáng khí, nên người mặc luôn cảm thấy mát mẻ. Chất liệu rất thích hợp để may váy cưới đuôi cá, may các loại áo cưới điệu đà, bèo nhún, cách điệu.

b. Nhược điểm

Vải voan khá mỏng nên khi may váy cưới bắt buộc phải sử dụng nhiều lớp vải. Tuy nhiên, một số cô dâu lại thích sự đơn lẻ, không thích tầng lớp. Vậy nên nó khiến cho vải voan bị hạn chế trong trường hợp này. Ngoài ra, vải voan rất dễ bị rách, cô dâu khi sử dụng cần lưu ý vấn đề này.

4. Vải lưới

Vải lưới là một loại vải được dệt thưa, có nhiều lỗ thoáng khí. Thường được sử dụng để may các lớp phủ bên ngoài chiếc váy cưới. Vải lưới được sản xuất rất nhiều loại khác nhau. Nhưng có hai loại phổ biến được dùng để may áo cưới là vải lưới polyester và vải lưới tuyn.

a. Ưu điểm

Vải lưới tuyn thích hợp để may lúp đội đầu cho cô dâu. Chất liệu không quá mềm, cũng không quá thô nên tạo cho chiếc lúp có một vẻ đẹp hoàn mỹ hơn. Vải lưới tuy có thiết kế lỗ đan xen, nhưng lại tạo nên được một sản phẩm luôn có độ bền cao, đẹp. Chất liệu rất thoáng mát, không gây bức bí cho cô dâu. Mặc dù được dệt từ sợi vải tổng hợp, nhưng vải lưới có độ co giãn khá tốt.

b. Nhược điểm

Vải lưới tuy có khả năng giữ nhiệt thấp, nhưng khi may váy cưới đây không hẳn là một nhược điểm quá lớn. Vải lưới chỉ được sử dụng để may lớp vải bên ngoài, nên chỉ giúp trang phục nhấn nhá thêm một vài nét đặc biệt.

5. Vải tafta

Vải tafta là một chất liệu được các bạn gái khá ưa chuộng, khi dùng để may các loại váy đầm. Ngoài ra, tafta còn rất thích hợp để may các loại áo cưới. Chất liệu không mềm rủ như lụa, không xuyên thấu như voan. Nhưng chúng lại có độ cứng vừa phải, giúp vải cưới có độ phồng và giữ được phom dáng chuẩn hơn.

a. Ưu điểm

Vải tafta có khá nhiều phiên bản, được sử dụng để may váy cưới có một số chất liệu chính được dùng như: Tafta kim tuyến, tafta phi, tafta FINE. Chất liệu được dùng cho các loại váy cưới phồng, váy cưới tầng và váy cưới phom ngắn. Vải tafta không nhăn, bền và có độ bắt sáng rất tốt. Đây là ưu điểm giúp cô dâu luôn nổi bật trong ngày cưới của chính mình.

Vay cưới tafta tuy đem lại sự nổi bật cho người mặc, nhưng giá cả lại phải chăng. Không hoàn toàn là chất liệu tự nhiên, nên tafta được sản xuất với giá thành rất hợp lý. Ai cũng có thể chọn chất liệu này để sở hữu được một chiếc váy cưới hoàn hảo hơn.

b. Nhược điểm

Vải tafta thích hợp may áo cưới sử dụng vào mùa lạnh hơn. Chất liệu khá dày, ít thoáng khí nên hạn chế được dùng vào những ngày hè nóng nực. Vải tafta ít co giãn, nên khi may váy cưới không nên may quá ôm sát vào cơ thể.

6. Vải chiffon

Vải chiffon được dệt từ nhiều chất liệu khác nhau, tiêu biểu như lụa, cotton, nylon, polyster hay rayon. Tuy nhiên, chất liệu được dệt khá đặc biệt. Không quá mềm mại như voan, vải chiffon có bề mặt hơi thô, nhưng vẫn có độ rũ rất tự nhiên.

a. Ưu điểm 

Vải chiffon nhẹ, tạo độ mềm mại và duyên dáng cho người sử dụng. Chiffon rất thích hợp cho những thiết kế váy cưới kiểu dạ hội, váy đuôi cá hay váy cưới có kiểu dáng công chúa, điệu đà. Chất liệu có độ thoáng mát phù thuộc vào chất liệu tạo nên nó. Nhưng đa phần vải chiffon vẫn rất mát mẻ, nhẹ nhàng, không làm cho người mặc có cảm giác nặng nề hay mệt mỏi.

Chất liệu chiffon đem lại cảm giác dễ chịu cho làn da, không gây kích ứng hay mẫn đỏ. Không chỉ nổi bật với tone trắng nhẹ nhàng, chiffon còn được sản xuất với bộ sưu tập màu sắc rất đa dạng. Giúp cô dâu có thể dễ dàng lựa chọn được váy cưới hơn. Ngoài việc may thân váy cưới, chiffon vẫn được sử dụng để may các loại áo khoác nhẹ cho cô dâu.

7. Vải lụa phi bóng

Cũng là một phiên bản của vải lụa, tuy nhiên chất liệu này lại có độ bóng láng vượt trội hơn. Khi nhìn vào bề mặt của vải, chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra ngay. Độ bóng và độ sáng của vải giúp áo cưới luôn nổi bật, và khá được nhiều người ưa chuộng.

 

a. Ưu điểm

Khi sử dụng vải lụa phi bóng để may áo cưới, trang phục thật sự đem lại một vẻ đẹp rất đặc biệt cho cô dâu. Nếu sử dụng chất liệu phù hợp với vóc dáng, và cơ thể của người mặc. Chất liệu sẽ góp phần tạo nên cá tính riêng cho cô dâu. Vải lụa phi bóng có nhiều màu sắc và có độ bền rất cao. Với áo cưới của cô dâu, màu trắng sữa và màu đỏ là hai tone màu được sử dụng nhiều nhất.

b. Nhược điểm

Vải lụa phi bóng có độ thoáng khí khá thấp, nên đôi khi người mặc cảm thấy nóng bức và khó chịu. Chất liệu khá kén người mặc, vì vải lụa phi bóng có độ sáng quá lớn. Người mặc phải thực sự có phom dáng chuẩn, thì chiếc váy mới đẹp và chất lụa phi bóng mới phát huy đúng ưu điểm của nó. Vải cũng không co giãn nên không thể may ôm sát cơ thể được.

8. Vải organza

Vải organza là một chất liệu khá mới, được sử dụng nhiều trong khoảng thời gian gần đây. Nhưng vì tính thẩm mỹ của chất liệu, mà organza được các cô dâu lựa chọn để may váy cưới cho mình. Vải organza còn được gọi là vải tơ sống, được làm từ lụa và chất keo. Giống với voan, organza có đặc tính xuyên thấu.

a. Ưu diểm

Vải organza tuy nhẹ, nhưng bề mặt lại hơi cứng. Được sử dụng nhiều để may váy cưới, vì chúng có thể tạo được các hiệu ứng 3D rất chân thật. Chất liệu thích hợp thiết kế các loại váy cưới có độ phồng, tạo cảm giác bồng bềnh và sang trọng cho người sử dụng. Vải tơ sống khi sử dụng để may những điểm họa tiết trên trang phục cũng rất bắt mắt. Có thể tạo thành hoa, nơ, hay phần tay được may phồng rất nữ tính, dễ thương.

b. Nhược điểm

Vì bề mặt vải hơi thô nên đôi khi gây ra cảm giác ngứa ngáy và khó chịu. Người sử dụng cũng cần phải cẩn thận, vì chất liệu rất dễ bị xước khi gặp các vật nhỏ nhọn. Chỉ nên sử dụng chất liệu vào mùa hè. Vải có độ giữ nhiệt rất thấp, nên không thể may váy cưới vào mùa đông.

Lựa chọn Swan Bridal để toả sáng theo cách của riêng mình. Bạn có thể liên hệ đặt lịch thử váy và kí hợp đồng thông qua Holtine 0906 200 793, thông qua Website http://theswanbridal.com hoặc Fanpage chính thức của Swan Bridal https://www.facebook.com/VayCuoiFianceBridal 

 

 

.
.
.