Đặt lịch thử váy
  • Banner
  • Banner
  • Banner

3 nghi lễ không thể không có trong ngày cưới của người Việt

Từ xưa đến nay, ngày cưới luôn được xem là ngày quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi người, lễ cưới ở Việt Nam từ xa xưa cũng luôn được chú trọng với nhiều nghi lễ không thể bỏ qua. Vì vậy, mỗi cô dâu đều mong muốn tổ chức cho mình một hôn lễ thiêng liêng và trọn vẹn nhất. Lễ cưới trong truyền thống của Việt Nam ngày xưa bao gồm tới 6 nghi lễ: lễ Nạp Thái, Vấn Danh, Nạp Cát, Nạp Trưng, Thỉnh Kỳ và lễ Thân Nghinh. Tuy nhiên, ngày nay để đơn giản bớt rườm rà, hủ tục, đám cưới đã được tổ chức rút gọn chỉ với 3 nghi lễ chính: lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi và lễ cưới, ngoài ra còn có thể thêm lễ lại mặt. Các nghi lễ này tuy đã được hiện đại hóa khá nhiều nhưng vẫn có những nghi thức chính được giữ lại như một truyền thống tinh túy của văn hóa dân tộc.

Swan Bridal tin tức

Đám cưới lung linh của Nhã Phương được tổ chức theo phong cách hiện đại nhưng vẫn giữ được những nét truyền thống

1. Lễ dạm ngõ (dạm hỏi, xem mặt)

Lễ dạm ngõ là buổi gặp mặt chính thức đầu tiên của hai bên gia đình nhà trai và nhà gái. Trong lễ này, nhà trai sẽ đến nhà gái để cùng thống nhất đồng ý cho đôi bạn trẻ được chính thức qua lại và tiếp tục tìm hiểu trước khi quyết định kết hôn. Đồng thời đây cũng là cơ hội để hai gia đình hiểu hơn về nhau, thiết lập quan hệ, từ đó đưa ra quyết định cho phép kết hôn hay không. Tuy nhiên ở xã hội hiện đại, trai gái thường dựa trên tình yêu tự nguyện đi đến hôn nhân nên buổi lễ này chỉ là bước đệm để hai bên gia đình chính thức chào hỏi, quen biết trước khi ấn định ngày cưới.

Swan Bridal

Lễ dạm ngõ thân mật của hai bên gia đình

Lễ dạm ngõ không cần nhiều nghi thức quá rườm rà, nhà trai chỉ cần lễ vật là cau trầu còn nhà gái chuẩn bị trà bánh.

Trong buổi lễ này, cô gái nên lựa chọn các trang phục nữ tính, thanh lịch, cũng có thể mặc áo dài hoặc áo dài cách tân để thêm phần đoan trang, xinh đẹp mà vẫn giản dị.

2. Lễ ăn hỏi (hay lễ nạp tài)

Lễ ăn hỏi là một nghi lễ quan trọng đánh dấu sự chấp nhận chính thức với cuộc hôn nhân này của hai gia đình và họ hàng đôi bên trước khi ngày cưới diễn ra. Lễ ăn hỏi giống như lễ đính hôn của phương Tây, sau nghi lễ này, chàng trai xem như đã được chấp nhận làm rể, hai bạn trẻ bắt đầu gọi cha mẹ và xưng con với gia đình đối phương. 

Chuẩn bị

Trong nghi lễ này, nhà trai không cần chuẩn bị phông rạp, mà buổi lễ chủ yếu diễn ra ở nhà gái. Nhà trai chỉ cần chuẩn bị sính lễ bao gồm: trầu cau; bánh cốm; mứt sen; rượu; chè; thuốc lá; bánh phu thê (bánh xu xê), bánh đậu xanh, lợn sữa quay, tiền dẫn cưới v.v. Các lễ vật này được bày trí trong các khay tròn gọi, được các nam thanh niên bên nhà trai bưng đến nhà gái, gọi là bê tráp. Đội bê tráp được chuẩn bị các bao lì xì đỏ, sau khi đưa tráp sẽ trao đổi lì xì với bên nhà gái, đây xem như là lời cảm ơn và lời chúc của cô dâu chú rể cho các nam nữ thanh niên này sớm tìm được hạnh phúc của mình.

Swan Bridal

Swan Bridal

Chú rể và đội bê tráp cùng mâm tráp đầy đủ

Đối với nhà gái, đây được xem là buổi lễ lớn nhất trong suốt hôn lễ và trước ngày cưới. Vì vậy, nhà gái cần chuẩn bị kỹ lưỡng, trang hoàng nhà cửa, lau chùi bàn thờ tổ tiên, thuê phông rạp và trang trí hoa, bàn ghế để họ hàng hai bên ngồi. Thông thường gia đình nhà gái sẽ chuẩn bị bàn ghế trang trọng với bánh kẹo, hướng dương, nước trà dành cho bên nhà trai khi đến. 

Cô dâu ngày này cần mặc áo dài nổi bật, trang điểm xinh đẹp, đeo trang sức. Đương nhiên cũng cần một đội nữ bê tráp tương ứng với nhà trai, mặc áo dài đồng bộ, chuẩn bị bao lì xì.

Đây là một nghi lễ quan trọng nên cần thuê thợ trang điểm, chụp ảnh để lưu giữ lại những khoảnh khắc quý giá của cô dâu chú rể và gia đình họ hàng trong ngày vui lớn này.

Swan Bridal

Chú rể cùng đội bê tráp đến nhà cô dâu trong lễ ăn hỏi

Cách thức diễn ra

Ngày cưới, sau khi hai đội bê tráp trao tráp xong, hai gia đình vào ngồi lại để đại diện họ hàng hai bên giới thiệu về nhau. Sau đó, đại diện nhà trai sẽ nói lời ngỏ ý hỏi cô dâu về làm dâu và giới thiệu về sính lễ. Đại diện gia đình nhà gái cảm ơn và chấp nhận tráp ăn hỏi của nhà trai, mẹ cô dâu và mẹ chú rể cùng nhau mở tráp. Sau đó, chú rể vào phòng mời cô dâu ra chào hỏi, mời khách và cùng chú rể thắp hương cho ông bà tổ tiên.

Swan Bridal

Chú rể vào phòng mời cô dâu ra chào hỏi, mời khách

Kết thúc

Sau khi lễ ăn hỏi kết thúc, nhà gái cần “lại quả” cho nhà trai bằng cách trả lại mâm tráp cùng một số lễ vật. Khi chia đồ chỉ dùng tay xé, không được dùng dao.

Swan Bidal

Mâm lại quả đơn giản nhưng đầy đủ của họ nhà gái

3. Ngày cưới

Ngày cưới sẽ bao gồm 4 nghi lễ chính lễ xin dâu, lễ rước dâu, lễ thành hôn và đãi tiệc.

Lễ xin dâu

Mẹ chú rể cùng một thành viên trong gia đình mang trầu cau và chai rượu đến trước để xin dâu và thông báo nhà trai sắp đến, nhà gái yên tâm chuẩn bị.

Lễ rước dâu

Sau lễ xin dâu, chú rể cùng nhà trai mang hoa cưới, lễ vật đến đón dâu. Nhà trai có đôi lời thưa gửi với nhà gái, chú rể sẽ dẫn cô dâu ra cùng thắp hương lên ông bà tổ tiên, nghe lời căn dặn và chúc phúc của cha mẹ cô dâu. Sau khi cô dâu chú rể ra mời khách và nhận hồi môn từ cha mẹ cô dâu, cả đoàn rời nhà gái đến nhà chú rể. Đoàn nhà gái thường có bố cô dâu cùng họ hàng và bạn bè cô dâu sẽ cùng đưa cô dâu về nhà chồng.

Swan Brial

Chú rể Hồng Quân vui sướng trong giây phút sắp được đón nàng về dinh

Trên đường rước dâu, cô dâu cần mang theo nón lá và tiền lẻ, gạo muối để rải dọc đường tránh những điều xui xẻo. Một người bạn thân thiết hoặc em gái cô dâu sẽ xách theo vali của cô dâu về nhà chồng, không được truyền tay cho người khác để tránh “đứt gánh giữa đường” theo tín ngưỡng dân gian.

Lễ thành hôn

Về đến nhà trai, việc đầu tiên là cô dâu chú rể cần đi thắp hương cho ông bà tổ tiên nhà chú rể, sau đó ra chào hỏi họ hàng và bắt đầu lễ thành hôn. Cô dâu chú rể trao nhẫn cưới, cùng rót rượu vào tháp ly và cắt bánh kem. Những nghi thức này là sự kết hợp xen lẫn các chi tiết của đám cưới hiện đại. Họ hàng hai bên trao quà mừng cho cô dâu chú rể với hy vọng hai người sống hạnh phúc và giàu có.

Swan Bridal

Cô dâu chú rể cùng nhau bái kính tổ tiên trong ngày cưới

Đãi tiệc

Hai bên gia đình đãi tiệc để chúc mừng và thông báo cho họ hàng, làng xóm rằng cô dâu và chú rể đã chính thức về cùng một nhà. Nhà gái thường mở tiệc từ trước lễ cưới, còn nhà trai mở tiệc sau khi lễ đón dâu đã kết thúc. Tại đây, bạn bè, họ hàng có thể góp vui bằng các bài hát để chúc mừng, âm nhạc được bật suốt lễ cưới để tạo không khí vui mừng, phấn khởi.

Swan Bridal

Swan Bridal tin tức 13

Swan Bridal tin tức 14

Trên đây là 3 nghi lễ chính không thể thiếu trong ngày cưới của người Việt Nam. Các cô dâu cần chú ý và nắm rõ để chuẩn bị chu đáo và không bị lúng túng trong lễ cưới của mình cũng như khi tham gia lễ cưới của bạn bè, người thân. Bên cạnh đó, biết rõ những nghi lễ này cũng giúp các nàng dâu có thể tổ chức một hôn lễ hiện đại nhưng vẫn giữ được những tinh hoa truyền thống dân tộc.

Nếu nàng muốn trở thành Nữ Thần trong lễ cưới của mình, hãy là Nữ thần xinh đẹp nhất trong chiếc váy cưới cao cấp của Swan Bridal.

---------------------------------------

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ NAM NGUYÊN – THƯƠNG HIỆU SWAN BRIDAL DE FIANCÉ

Hotline : 0906 200 793

Địa chỉ: 83 An Trạch – Quốc Tử Giám – Đống Đa – Hà Nội

Website: http://theswanbridal.com/

#ngày cưới

Tin tức liên quan

.
.
.